SẢN XUẤT BỒN, ỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUẤN SỢI FILAMENT WINDING
![]() - Góc nạp sợi được xác định bởi mối quan hệ giữa trục quay và sự di chuyển của bộ phận chuyển động ngang - Sợi được kéo căng, tạo ứng suất, do đó làm giảm bọt khí —> sản phẩm có cơ tính tốt. - Nhựa được đóng rắn ở nhiệt độ thường hoặc có thể được gia nhiệt tùy thuộc vào quy trình sản xuất và polymer được sử dụng. - Tháo sản phẩm, hòan tất sản phẩm. QUY TRÌNH SẢN XUẤT Một quy trình sản xuất composites bằng phương pháp quấn sợi bao gồm 6 giai đoạn như sau: Giai đoạn chuẩn bị lõi quấn Giai đoạn quấn sợi Giai đoạn đóng rắn cho sản phẩm sau khi quấn Giai đoạn lấy lõi quấn ra khỏi sản phẩm Giai đọan hình thành sản phẩm cuối cùng Giai đoạn kiểm tra chất lượng Trong phần này, ta chỉ giới thiệu 4 giai đoạn đầu: giai đoạn chuẩn bị lõi quấn, giai đoạn quấn sợi, giai đoạn đóng rắn cho sản phẩm sau khi quấn và giai đoạn tháo lõi. 1.Giai đoạn chuẩn bị lõi quấn Bộ phận để quấn lớp sợi đã được thấm nhựa lên trên đó được gọi là lõi quấn. Lõi quấn là một bộ phận quan trọng vì nó tạo ra hình dạng của sản phẩm. Những lõi quấn thường được dùng trong phương pháp quấn sợi chủ yếu loại cát có khả năng hòa tan trong nước, thạch cao đối với những sản phẩm có dung tích nhỏ, loại lõi gồm nhiều khúc đoạn, có thể gập lại được đối với những sản phẩm dạng hình ống, đối với sản phẩm không tháo lõi như những thùng chứa chất lỏng hay khí nén thì thường được làm bằng kim lọai có thể chịu được tải. 2. Giai đoạn quấn sợi Quá trình quấn được bắt đầu như sau : một lượng gồm nhiều bó sợi hoặc sợi roving được kéo từ một dãy các cuộn sợi, gồm nhiều đầu sợi từ các cuộn sợi, được kéo qua máng nhúng nhựa ( đã có xúc tác và các thành phần cần thiết như màu, chất kháng tia UV…). Khi bắt đầu vận hành máy, các đầu sợi được công nhân thao tác cho kéo qua máng nhựa, dao gạt nhựa dư và qua các lược chia sợi. Sợi được kéo căng và cho qua đầu hướng sợi, sau đó công nhân sẽ cố định đầu sợi vào lõi quấn và cho máy vận hành. Quá trình quấn liên tục làm cho các vòng sợi kế tiếp sẽ giữ cho sợi được cố định trên lõi quấn được siết chặt cho đến khi hình thành sản phẩm, sau đó tháo lõi quấn ra và tiếp tục quá trình đóng rắn để được sản phẩm cuối cùng. 3. Đóng rắn Trong phương pháp quấn sợi, thường thì hệ thống đóng rắn đặt sẵn tại nơi sản xuất. Nhựa phải được sử dụng với hàm lượng vừa đủ. Các phương pháp đóng rắn: lò, dầu nóng, đèn, hơi nước, nồi hấp chân không, vi song 4. Tháo sản phẩm Đối với lõi làm từ cát có thể hòa tan bằng nước thì hầu hết rất dễ lấy ra, nước được cho vào trục quấn, cát bị tan ra và sau đó tháo dỡ các thiết bị lắp ráp ra. Quá trình tháo lõi sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nếu thiết bị có nhiều khúc đoạn hoặc có thể gập lại được. Đối với lõi bằng thạch cao có thể làm vỡ bằng tay. Quá trình này đói hỏi phải hết sức cần cù và phải đủ mạnh để phá vỡ thành phần Hòan tất sản phẩm cuối cùng: machinel, cut, assemble (lắp ráp) Kiểm tra chất lượng |
Composite Thuận Phú www.compositethuanphu.com.vn |
10/17/2012
Công Nghệ FILAMENT WINDING Là Gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Được tạo bởi Blogger.
Blog Archive
-
▼
2012
(16)
-
▼
tháng 10
(14)
- Sản phẩm composite khác
- Ghế Sân vận động & Nhà thi đấu.
- Thùng chở hàng sau xe máy
- Địa Chỉ Liên Hệ:
- Ra Giêng Cưới Em
- Bồn Composite chứa Hóa Chất.
- Câu chuyện về Thiền Sư Hakuin
- Gia tài của em – Thơ Xuân Quỳnh 1976
- Bọc phủ Composite
- Công Nghệ SMC là gì?
- Công Nghệ FILAMENT WINDING Là Gì?
- Công nghệ RTM
- Vật Liệu Composite là gì?
- Giới thiệu Công Ty
-
▼
tháng 10
(14)
Labels
- Blog Cuộc Sống (5)
- Công nghệ (3)
- Giới Thiệu (2)
- Liên hệ (1)
- Sản Phẩm (6)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét